Neo Bank – Tái định hình ngành Tài chính – Ngân hàng

neobanks

Neo Bank – Tái định hình ngành Tài chính – Ngân hàng

Neo Bank ngày càng trở thành một từ khóa phổ biến trong thế giới Fintech tại thị trường Mỹ, châu Âu và tạo tiếng vang lớn tại quốc gia đông dân thứ hai thế giới, Ấn Độ. Trong nhiều năm, các ngân hàng đã phải vật lộn để đáp ứng những nhu cầu từ doanh nghiệp. 

Các cơ quan quản lý trên toàn cầu đã và đang hợp tác chặt chẽ với các ngân hàng để cung cấp những trải nghiệm ngân hàng xuyên suốt. Những sáng kiến của sự hợp tác này đã dẫn đến đến sự xuất hiện của các “Neo Banks”.

Neo Banks – Từ góc nhìn toàn cầu

Khi nói đến ngân hàng số, Anh quốc đang là quốc gia dẫn đầu. Những ngân hàng số đầu tiên tại đây được thúc đẩy bởi sự bùng nổ của những “gã khổng lồ” công nghệ  trong bong bóng Dotcom vào cuối những năm 90. Điều giúp họ có lợi thế dẫn đầu trong xây dựng ngân hàng số đến từ sự ra đời của các quy định, tiêu chuẩn chung cho ngành ngân hàng thuộc khối Liên minh châu Âu. Từ đây, hệ thống Neo Banks ở Anh đã nhanh chóng phát triển đáp ứng nhu cầu của khách hàng trong khi vẫn đảm bảo được tính tuân thủ pháp lý nghiêm ngặt. Các Neo Banks đầu tiên xuất hiện tại châu Âu bao gồm Revolut, N26, Starling Bank, Monzo, Atom Bank và Tandem.

Image for post
Nguồn: MEDICI Report

Theo báo cáo ngân hàng số của Accenture, trong vài năm qua, các Neo Banks đã tăng gần gấp ba lượng khách hàng sử dụng, từ 7,7 triệu khách hàng vào năm 2018 lên hơn 20 triệu chỉ sau 2 năm. Tốc độ tăng trưởng của các Neo Banks lên đến 150% vượt xa so với tốc độ tăng trưởng của các Challenger banks (25%) và ngân hàng truyền thống (1%).

Số hóa thông qua mối quan hệ hợp tác

Trên khắp thế giới, số hoá là xu hướng phát triển mạnh mẽ, đặc biệt đối với lĩnh vực ngân hàng. Các ngân hàng hiện đang thúc đẩy hoạt động hợp tác với các tổ chức Fintech nhằm khám phá và cung cấp những tính năng hoàn toàn mới tới khách hàng. Dưới đây là 03 cách thức hợp tác phổ biến:

  • Đầu tư trực tiếp: Một số ngân hàng lớn đã đầu tư trực tiếp vào nhiều Neo Banks khác nhau, chủ yếu nhằm tạo điều kiện cho các ngân hàng đối tác chuyển đổi số.
  • Đối tác chiến lược: Các công nghệ và dịch vụ mới do các ngân hàng mới xây dựng được tích hợp vào các ứng dụng của ngân hàng.
  • Mua bán và sáp nhập: Trong thời gian gần đây, chiến lược tăng trưởng của các ngân hàng đã phát triển từ các phương án mua bán và sáp nhập. Theo báo cáo của Medici, gần một 1/3 ngân hàng và nhà quản lý tài sản có kế hoạch mua một công ty Fintech trong vòng 12 tháng tới.

Tại sao những quan hệ đối tác lại cần thiết với các ngân hàng?

Với những quan hệ đối tác này, khách hàng và doanh nghiệp sẽ có quyền tiếp cận với nhiều sản phẩm và dịch vụ tài chính được cá nhân hóa nhiều hơn – từ giao dịch, thanh toán, đến tiết kiệm, tín dụng và bảo hiểm.

Dưới đây là một số thách thức mà các tổ chức tài chính trên toàn thế giới đang nỗ lực giải quyết bằng cách hợp tác với các công ty Fintech:

  • Tiếp cận các phân khúc mới: Hiện nay, các ngân hàng chưa thể mở chi nhánh giao dịch tại mọi khu vực nhất là những địa phương vùng sâu vùng xa với địa hình phức tạp. Với hầu hết khách hàng có mức giao dịch thấp, lợi nhuận thu được sẽ ở mức tối thiểu. Ví dụ, sự hợp tác giữa công ty bảo hiểm đa quốc gia của Pháp AXA và một nhà cung cấp bảo hiểm khác là MicroEnsure đã giúp công ty này tạo ra các sản phẩm bảo hiểm mới cho các phân khúc mới với chi phí hợp lý hơn rất nhiều.
  • Giải pháp mới cho khách hàng: Hợp tác để tạo ra các giải pháp sáng tạo là một cách tuyệt vời để mang lại doanh thu đều đặn và đồng đều hơn từ các khách hàng hiện tại. Ví dụ: Ngân hàng Stanbic đã hợp tác với một công ty fintech tại châu Phi DreamOval để cung cấp nền tảng thanh toán di động Slydepay cho khách hàng của mình.
  • Thu thập, sử dụng và quản lý dữ liệu: Việc sử dụng dữ liệu trong lĩnh vực ngân hàng đã trở thành một nhu cầu tiên quyết để tạo ra lợi thế cạnh tranh. Tận dụng kiến ​​thức chuyên môn từ fintech để thu thập và sử dụng dữ liệu tài chính của khách hàng, các ngân hàng đã tạo ra các sản phẩm, giải pháp mới an toàn, ít rủi ro hơn. Ví dụ, công ty fintech Mexico BBVA Bancomer đã hợp tác với một công ty cho vay của Mỹ Latinh là Destacame để cung cấp các giải pháp tài chính đối với nhu cầu cho vay ở Mỹ Latinh.
  • Thúc đẩy tương tác từ khách hàng: Thông qua các mối quan hệ đối tác này, các ngân hàng tận dụng các công cụ số để hiểu rõ hơn về cách khách hàng tương tác tại các điểm tiếp xúc.

Hợp tác và phát triển bền vững

Từ lâu, các Neo Banks đã hợp tác với các ngân hàng Fintech hay Neo Banks khác để mở rộng bộ sản phẩm – dịch vụ cho khách hàng với chi phí được giảm tối thiểu.

Họ đã đặt cược vào những mối quan hệ đối tác như vậy với tầm nhìn xây dựng một thị trường dịch vụ tập trung vào các hoạt động ngân hàng. Do các tiêu chuẩn về Ngân hàng Mở của Anh quốc và Chi thị thanh toán PSD2 của Liên minh Châu Âu hiện đã có hiệu lực, nên rất nhiều challenger banks tích cực tìm kiếm quan hệ đối tác với Fintech.

Trên thực tế, Starling Bank, một challenger bank có trụ sở tại Anh, đã hợp tác với 25 công ty khởi nghiệp Fintech để ra mắt cổng Open API vào năm 2019.

Image for post
Nguồn: MEDICI

Tái định hình ngành Tài chính – Ngân hàng

Sự xuất hiện của các Neo Banks đã định hình lại toàn bộ bối cảnh ngân hàng bằng nhiều dịch vụ tài chính số độc đáo, sáng tạo và thực tế:

  • Nền tảng tập trung vào quy mô: Nhiều ngân hàng số hiện tập trung vào việc xây dựng các sản phẩm phục vụ cho từng phân khúc khách hàng cụ thể. Ví dụ: Open cung cấp thẻ tín dụng và nền tảng ngân hàng kinh doanh được xây dựng dành riêng cho phân khúc doanh nghiệp khởi nghiệp, SME và freelancer.
  • Nền tảng & hệ sinh thái Open API: Với sự xuất hiện của các nhà cung cấp API Banking, các doanh nghiệp giờ đây có thể xây dựng và khởi động các sản phẩm tài chính tốt nhất và nâng cấp trải nghiệm người dùng một cách dễ dàng. Phần lớn sự đổi mới trong lĩnh vực này tập trung vào thanh toán và cho vay. Ví dụ: Cung cấp các Open API xoay quanh thanh toán, tiền gửi, thẻ. Từ đó trao quyền cho các công ty Fintech xây dựng và tung ra các sản phẩm tài chính mới mẻ cho khách hàng.
  • Ngân hàng nhờ nền tảng dịch vụ (BaaS): BaaS cho biết các quy trình và Open API banking cho các nhà phát triển từ bên thứ ba. Đến nay, BaaS được phân thành ba loại hình dịch vụ khác nhau: (1) các cổng Open API giúp xây dựng các dịch vụ ngân hàng tốt hơn cho người tiêu dùng & công ty Fintech, (2) các nền tảng white-labeled platforms và (3) BaaS được xem là đồng thương hiệu với các ngân hàng truyền thống.

Neo Banks – Không chỉ là tái định hình ngành Tài chính – ngân hàng

Với cơ sở người dùng ước tính khoảng 39 triệu người dùng trên toàn cầu và số lượng cơ hội hấp dẫn ngày càng gia tăng, định giá của các Neo Banks đã tăng vọt. Dự tính, trong 5 năm tới, bối cảnh ngân hàng trên toàn cầu sẽ chứng kiến ​​sự ra đời của hàng loạt Neo Banks và rất nhiều dịch vụ tài chính mới.

Một số xu hướng chính sẽ hình thành ngành Neo Banks trong 5 năm tới:

  • Quản lý chi phí: Việc tăng áp lực lên quản lý chi phí sẽ thúc đẩy các ngân hàng truyền thống hợp tác với các Neo Banks. Với 1/4 số ngân hàng đang gặp khó khăn trong hoạt động kiểm soát chi phí, việc quản lý hợp lý sẽ giúp các ngân hàng có lãi. Do đó, cứ mười ngân hàng thì có một ngân hàng sẽ xem xét việc hợp nhất hoặc thành lập liên minh chiến lược với các Neobanks.
  • Đa dạng tính năng và tăng trưởng số lượng người dùng: Theo ước tính, hơn 98 triệu người sẽ sử dụng Neo Banks vào năm 2024. Những người tiêu dùng hiểu biết, và yêu thích tính tiện dụng của công nghệ sẽ trở thành khách hàng của Neo Banks.
  • Đa kênh: Một mạng lưới chi nhánh dày đặc sẽ sớm trở thành dĩ vãng với sự xuất hiện của mạng lưới đa kênh để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng và doanh nghiệp. Đến năm 2023, hầu hết các ngân hàng lớn sẽ đóng cửa 30% chi nhánh của họ.
  • Nền tảng số: Với 7/10 người Ấn Độ sẵn sàng chia sẻ dữ liệu cá nhân của họ. Các nền tảng ngân hàng sẽ sớm chuyển thành nền tảng số. Vì vậy, đến năm 2023, các nền tảng sẽ kết hợp các dịch vụ tài chính với các khía cạnh khác của cuộc sống hàng ngày và cuộc sống kinh doanh, chẳng hạn như mua sắm trực tuyến, thị trường B2B, kết nối SME, v.v.

Trong tương lai gần, Neo Banks sẽ tiếp tục phát triển và ngày càng nhận được sự tin tưởng từ khách hàng. Hiện nay, với sự bùng nổ của đại dịch COVID-19, việc xây dựng các dịch vụ ngân hàng số đã có sự gia tăng đáng kể. Neo Banks đã và đang cung cấp giải pháp sáng tạo trên mặt trận này, nâng cao vị thế ngân hàng truyền thống, tối thiểu chi phí cho cả ngân hàng – khách hàng – bên thứ 3, và tăng trải nghiệm người dùng.

Nguồn: https://medium.com/bankopen/how-neo-banking-has-changed-the-banking-space-for-better-bc4b9c9f2a13

Xem thêm những bài viết cùng chủ đề:

Tiêu chuẩn đảm bảo an toàn trong giao dịch và thanh toán điện tử

Giải pháp xác thực và ký số trên nền tảng di động trong giao dịch điện tử ngành ngân hàng

Nếu bạn là một khách hàng khối Tài chính – Ngân hàng? Hay một technician luôn yêu thích công nghệ và có những mong muốn được trao đổi, chia sẻ về những chuyển biến mới nhất của Ngân hàng Mở tại Việt Nam và trên thế giới? Open Banking Magazine số đầu tiên do đội ngũ chuyên gia từ SAVIS lên ý tưởng đã chính thức được xuất bản theo dạng online, đón đọc tại: 

Share this post


Contact Me on Zalo