6 lý do thúc đẩy các ngân hàng phát triển Ngân hàng Mở – Open Banking

6 lisdo thúc đẩy Ngân hàng Mở - Open Banking

6 lý do thúc đẩy các ngân hàng phát triển Ngân hàng Mở – Open Banking

Open Banking – Cuộc cách mạng trong lĩnh vực Tài chính – Ngân hàng 

Open Banking là một mô hình cho phép các công ty dịch vụ tài chính từ bên thứ 3 truy cập vào dữ liệu ngân hàng của người dùng thông qua việc sử dụng API. Mục tiêu lớn nhất là trao cho người dùng quyền lựa chọn, khả năng đánh giá, cho phép họ sử dụng các sản phẩm, dịch vụ tài chính từ bên thứ 3 một cách an toàn, dựa trên dữ liệu và các tính năng ngân hàng cung cấp.

Với sự ra đời của Chỉ thị thanh toán điện tử lần hai của Liên minh Châu Âu (PSD2), nhiều ngân hàng hiện bắt buộc phải “mở cửa” cho phép các bên thứ ba quyền truy cập vào dữ liệu của khách hàng. Thực tế, có rất nhiều lý do cho thấy nhờ Open Banking, các ngân hàng hiện nay nhận được những ưu đãi tài chính hấp dẫn. Dưới đây là 6 lý do cho những chuyển biến tích cực này:

1. Những bộ luật, quy định mới

Đương nhiên, lý do chính mà các ngân hàng hiện đang triển khai thực hiện Open Banking là để đảm bảo tuân thủ theo các quy định của cơ quan quản lý nhà nước, PSD2 là một ví dụ điển hình. Những quy định này yêu cầu các ngân hàng phải thực hiện chia sẻ các dữ liệu khách hàng với các bên thứ ba (X2SA – Access to account). Tương tự, Hongkong đã ban hành khung kiến trúc Hongkong Open API Framework, Australia ban hành Quyền dữ liệu người dùng (CDR Act). Bộ Tài chính Hoa Kỳ cũng đã đưa ra những khuyến nghị và quy định đối với hoạt động chia sẻ dữ liệu tài chính, bất chấp nền kinh tế thị trường tự do của nước này.

2. Khả năng thích ứng mạnh mẽ

Một trong những thách thức lớn nhất của Open Banking là có thể cung cấp tính năng chia sẻ dữ liệu bảo mật, nhanh chóng và hiệu quả. Vì vậy, rất nhiều ngân hàng hiện nay đang cố gắng thiết kế lại toàn bộ hệ thống hạ tầng cơ sở dữ liệu theo cấu trúc Microservices dựa trên API với mục đích truy cập vào dữ liệu dễ dàng hơn. Vì thế, nắm bắt nhanh chóng xu hướng, nhu cầu số vừa là nhu cầu vừa là lợi ích của Ngân hàng Mở.

Khả năng thích ứng, chuyển đổi mạnh mẽ, đồng nghĩa với lợi ích sẽ gia tăng. Ngân hàng Mở không chỉ tăng cường tính bảo mật và tốc độ chuyển đổi, mà còn hỗ trợ các ngân hàng truy cập dữ liệu dễ dàng hơn và từ đó có thể xây dựng những giao diện, ứng dụng phù hợp nhất với trải nghiệm người dùng tuyệt vời.

3. Phát triển API cao cấp

Một lợi ích đặc biệt thú vị của Open Banking là nó giúp tạo ra các sản phẩm API mới. Ví dụ, đối với Ngân hàng Phần Lan Nordea, với bàn đạp là những lợi ích từ Open Banking, họ đã tạo ra các API ngân hàng trả phí cho khách hàng doanh nghiệp. Những dịch vụ thanh toán, báo cáo tài chính, công cụ phong phú từ nước ngoài, những sản phẩm API cao cấp này hiện còn mang tính đáp ứng vượt xa so với những gì được pháp luật hiện hành quy định.

6 lisdo thúc đẩy Ngân hàng Mở - Open Banking - SAVIS

4. Sự hài lòng của khách hàng là mục tiêu cao nhất

Open Banking mang tới những thay đổi tích cực đối các dịch vụ tài chính: sự tự do, linh hoạt, đông về số lượng và rộng trong phạm vi hoạt động. Đây là tín hiệu đáng mừng đối với lĩnh vực tài chính – ngân hàng nói chung nhưng cũng là tín hiệu tiêu cực đối với các ngân hàng truyền thống nói riêng, do theo quy định, các ngân hàng này buộc phải cho phép các tổ chức bên thứ ba tận dụng dữ liệu người dùng, việc mà trước đây là lợi ích độc quyền của hệ thống ngân hàng truyền thống.

Tuy nhiên, các ngân hàng cần hiểu rằng, thay đổi là xu thế tất yếu với mục đích là cải thiện trải nghiệm người dùng và giữ chân khách hàng. Câu nói “thủy triều dâng sẽ đưa tất cả thuyền ra khơi” rất đúng trong bối cảnh này. Các bên cùng hợp tác, tích hợp, chia sẻ và tận dụng cơ hội sẽ mang tới hệ sinh thái giải pháp phong phú và đa dạng hơn, hiệu quả hơn cho khách hàng.

5. Mở ra xu hướng đồng hành – hợp tác – cùng phát triển

Như đã biết, Open Banking được thiết kế với mục đích hỗ trợ tối đa các bên thứ ba có quyền truy cập vào dữ liệu tài chính khi nhận được sự đồng ý từ khách hàng. 

Nếu các Ngân hàng Mở phát triển đến mức độ cao, họ hoàn toàn có thể nhận được rất nhiều lợi ích từ các bên thứ ba. Ví dụ, các ngân hàng có thể cung cấp các tính năng bổ sung, hỗ trợ chuyên sâu, hoặc thậm chí là hợp tác cùng phát triển với bất cứ bên thứ ba nào nếu có nhu cầu. Đổi lại, các bên thứ ba này mang lại cho các ngân hàng những lợi ích phi tiền mặt khác nhau, chẳng hạn như chức năng mở rộng cho ngân hàng và hoạt động truyền thông chéo.

Bằng việc thiết lập những mối quan hệ hợp tác với các công ty dịch vụ tài chính bên thứ ba, các ngân hàng có thể phát triển những ý tưởng hợp tác độc đáo, thúc đẩy sử dụng các chiến lược marketing sáng tạo và phù hợp, nhờ đó giành được ưu ái và cơ hội từ các khách hàng mới tiềm năng.

6. Nền tảng được mở rộng tối đa

Đến thời điểm này, Ngân hàng Mở tập trung vào những lợi ích của việc chia sẻ dữ liệu với các bên. Theo chiều ngược lại, điều này cũng mở ra những cơ hội khổng lồ cho các ngân hàng. Từ việc thu thập những yêu cầu truy cập vào dữ liệu khách hàng từ các tổ chức, tài chính khác, các ngân hàng có thể tự phát triển những sản phẩm, dịch vụ tài chính trên nền tảng của mình để phục vụ cho cả khách hàng các ngân hàng khác, chứ không chỉ khách hàng của mình như trước đây. Đây sẽ là bước đột phá trong doanh thu đối với các ngân hàng nếu biết tận dụng tối đa những cơ hội.

Theo PWC – một trong 4 tổ chức kiểm toán hàng đầu thế giới, các ngân hàng đang đẩy nhanh tốc độ phát triển các mô hình kinh doanh và cấu trúc công nghệ theo dạng mô-đun chuyên biệt nhằm tận dụng thế mạnh thương hiệu để chiếm lĩnh một phần chuỗi giá trị, đồng thời cung cấp các dịch vụ tích hợp, chia sẻ dữ liệu cho các nhà cung cấp khác.

Kết luận

Có thể tính tuân thủ quy định pháp luật đã thúc đẩy các ngân hàng đầu tư vào Ngân hàng Mở, nhưng không thể nghi ngờ rằng xu hướng này đang mang lại rất nhiều lợi ích đi cùng vô số tác động tích cực lên lĩnh vực tài chính nói chung và kinh tế thị trường nói riêng. Tuy nhiên, song song với đó, cải thiện tính bảo mật, và an toàn chính là điều kiện cần và đủ để các ngân hàng mở ra những cánh cửa hợp tác mới với lợi nhuận cao hơn bằng các sản phẩm và dịch vụ tài chính phong phú của riêng mình.

Xem thêm:

Tiêu chuẩn đảm bảo an toàn trong giao dịch và thanh toán điện tử ngành Ngân hàng (Phần 3)

Dẫn đầu cuộc đua chuyển đổi số ngành Tài chính – Ngân hàng với DX Open Banking Platform

GDPR – Quy định chung của Châu Âu về Bảo vệ dữ liệu

Nếu bạn là một khách hàng khối Tài chính – Ngân hàng? Hay một technician luôn yêu thích công nghệ và có những mong muốn được trao đổi, chia sẻ về những chuyển biến mới nhất của Ngân hàng Mở tại Việt Nam và trên thế giới? Open Banking Magazine số đầu tiên do đội ngũ chuyên gia từ SAVIS lên ý tưởng đã chính thức được xuất bản theo dạng online, đón đọc tại: https://issuu.com/savisgroup/docs/open_banking_21012021-___n_n

Share this post


Contact Me on Zalo